Nhật ký tuyển dụng 2
Nhật kí tuyển dụng 3
Âu lo 1:
Trình độ Nhật ngữ tối thiểu đối với hầu hết các công ty tuyển dụng: N2
Sự thật 1:
Có rất nhiều sinh viên đã từng xin được việc chỉ với năng lực nhật ngữ N3. Nếu bạn tìm đúng công ty đang thiếu người, hoặc cần tiếng Anh./ tiếng mẹ đẻ của bạn thì khả năng bạn trúng tuyển sẽ rất cao. Bạn cẫn “gõ đúng cửa” Tuy nhiên nếu bạn làm việc trong môi trường hoàn toàn là người Nhật, thì năng lực Nhật ngữ thấp sẽ hạn chế rất nhiều khả năng làm việc của bạn. Các bạn cần lập báo cáo hằng ngày, đọc và trả lời 1 khối lượng lớn email, đọc khối lượng lớn tài liệu để có kiến thức làm việc, thuyết trình về việc bạn đang làm… Nên tiếng Nhật càng tốt bạn càng đỡ khổ khi vào công ty. Bạn cần trao dồi và đắm mình trong Nhật ngữ càng nhiều càng tốt, càng sớm càng tốt.
Âu lo 2:
Các bạn đang học ở Nhật bằng tiếng Anh có thể sẽ cảm thấy không tự tin về Nhật ngữ của mình, cho dù các bạn đang có N3 hay N2 đi chăng nữa.
Sự thật 2a:
Trình độ tiếng Nhật N3 đã đủ để các bạn đi làm hầu hết các công việc ở Nhật, đặc biệt đối với ngành kỹ thuật. Bởi vì N3 là đủ để đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành, tất nhiên cũng phải cần một ít sự trợ giúp của từ điển. Ngoài ra, N3 là đủ để giao tiếp hằng ngày mà không phải bị khó khăn trong việc trình bày ý tưởng. Có thể mình nói không hay nhưng mình đủ năng lực để trình bày ý tưởng của mình là đủ để làm việc.
Sự thật 2b:
Hơn nữa, các bạn giỏi hơn người Nhật ở tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, nên không cần phải mặc cảm tự ti về tiếng Nhật. Bạn có thể phụ trách các mảng dự án quốc tế của Nhật, nơi mà bạn có thể tận dụng vốn Anh ngữ hoặc Việt ngữ. Nhật ngữ không còn là rào cản một khi bạn đã bước đến N3. Chỉ cần khoảng 3 tháng làm việc trong môi trường Nhật ngữ thì bạn sẽ quen với nó và Nhật ngữ sẽ tiến bộ đáng kinh ngạc. Không cần phải coi nó là điểm yếu của mình nữa. Bạn chỉ cần nói chuyện một cách tự tin với công ty thì khả năng trúng tuyển của bạn sẽ rất lớn.
Âu lo 3:
Các bạn đang học tiến sĩ chuyên ngành xây dựng nghĩ rằng sẽ khó để xin được công việc thiết kế ở các công ty xây dựng/ Nếu học đến trình độ tiến sĩ thì các bạn cũng sẽ khó khăn hơn trong việc ứng tuyển.
Sự thật 3:
Trong số các công ty tôi đi ứng tuyển, có rất nhiều Tiến sĩ đang làm việc ở các bộ phận thiết kế kết cấu, nền móng. Bạn không nhất thiết phải vào các viện nghiên cứu mà bỏ ước mơ về thiết kế. Nếu nghiên cứu của bạn có tính ứng dụng lớn cho industry, thì bạn còn được săn đón nhiều hơn nữa bởi các công ty đó chứ.
Đối với ngành xây dựng, ngoài tiếng Nhật thì các bạn sẽ cần thi SPI, và chuyên ngành (Sức bền vật liệu, cơ học kết cấu, cơ học đất, nền móng, thuỷ lực, cơ lưu chất) bằng tiếng Nhật. Nội dung giống với đề thi học kì của các môn học này ở trường đại học. Cho nên tiếng Nhật vẫn cần thiết nếu bạn muốn làm việc ở Nhật
Âu lo 4:
Công ty Nhật có tính bản địa cục bộ, họ không muốn tuyển người nước ngoài mà không biết hoặc biết ít tiếng Nhật
Sự thật 4:
Đối với sinh viên nước ngoài học bằng tiếng Anh tại Nhật thì quá trình xin việc khá là vất vả so với các sinh viên học bằng tiếng Nhật. Bởi vì họ mong đợi ứng viên có khả năng tiếng Nhật cỡ như Hariwon nói tiếng Việt. Cho nên chúng ta cần phải tìm những công ty có quan tâm đến việc tuyển nhân viên nước ngoài để làm việc bằng tiếng Anh hoặc tiếng mẹ đẻ. Có 2 loại công ty như thế: 1) công ty tầm cỡ lớn đến rất lớn, vì họ có nhiều dự án ở nước ngoài nên cần nhân lực có khả năng quốc tế. 2) công ty nhỏ đến rất nhỏ. Họ khó có khả năng tuyển được ứng viên giỏi hoặc khó tuyển đủ người Nhật để làm vì hầu như tất cả sinh viên Nhật đều muốn vào công ty quy mô lớn để được đãi ngộ tốt hơn về sau. Để săn tìm 2 loại công ty như trên, ta có thể tìm đến những công ty săn đầu người nước ngoài tại Nhật, Ví dụ: https://www.ryugakusei.com Ngoài thông tin tuyển dụng của công ty họ còn giúp ta luyện tập phỏng vấn theo phong cách Nhật, và hỗ trợ trong suốt quá trình tuyển dụng. Họ giúp ta là vì sau khi ta trúng tuyển họ sẽ nhận được 2-3 tháng lương của ta từ công ty mà họ săn đầu người giúp cho. Nên đối với sinh viên quốc tế, chúng ta nên tận dụng những công ty như thế này
Read more: